Thực tế cho thấy hiện nay, ngân hàng thương mại đang ngày càng phổ biến trên thị trường Việt Nam. Tuy vậy, việc nhận biết những nét nổi bật về đặc điểm của ngân hàng thương mại vẫn gây nhiều khó khăn với đa số mọi người. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về loại hình ngân hàng này.
Một số thông tin cần biết về ngân hàng thương mại
Có thể thấy hiện nay, pháp luật nước ta đã và đang được hoàn thiện, đổi mới với những quy định rõ ràng, cụ thể trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, quy định về ngân hàng thương mại cũng được nêu rõ trong hệ thống pháp luật về ngân hàng. Vì vậy, việc tìm hiểu và tiếp cận khái niệm ngân hàng thương mại trên thực tế cũng tương đối dễ dàng và thuận lợi.

Theo quy định hiện hành, ta có thể hiểu ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tín dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thị giới. Hoạt động chính của loại hình tổ chức này là kinh doanh tiền tệ cùng với các hoạt động khác về ngân hàng. Tất cả những hoạt động được thực hiện nhằm một mục đích chung là thu lợi nhuận.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định rõ về việc thành lập, tổ chức ngân hàng thương mại trong nước. Theo đó, loại hình ngân hàng này có thể được thành lập dưới hình thức là một công ty cổ phần. Ngoài ra còn có thể chọn hình thức khác là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với hình thức này thì Nhà nước sẽ là chủ thể sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty.
Khám phá các đặc điểm của ngân hàng thương mại
Đối với bất kỳ tổ chức nào, việc tìm hiểu các đặc điểm nổi bật luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là những tổ chức tín dụng, vấn đề này lại càng trở nên quan trọng hơn cả. Ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm của ngân hàng thương mại có những nét nổi bật dưới đây:
- Ngân hàng thương mại hiện nay được xem là một định chế tài chính trung gian
- Ngân hàng thương mại ở nước ta có hoạt động phong phú, đa dạng với nhiều dịch vụ và nghiệp vụ khác nhau
- Theo đánh giá từ các chuyên gia tài chính, ngân hàng thương mại là loại hình có khả năng thu hút nguồn vốn cực tốt. Từ việc huy động tiền gửi từ phía khách hàng hay phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu,… cho đến quá trình sử dụng nguồn vốn đều đem lại hiệu quả cao. Điều này đã chứng minh độ uy tín của ngân hàng thương mại trên thị trường.
- Được biết, hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ “khủng” thông qua hoạt động của mình. Bút tệ được đánh giá là một bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.
- Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay là cực lớn.

Ngân hàng thương mại ở Việt Nam có những loại hình nào?
Tương tự như những tổ chức tín dụng khác, ngân hàng thương mại ở nước ta cũng được phân chia thành các loại nhỏ. Trong đó, hình thức sở hữu và chiến lược kinh doanh được xem là những căn cứ quan trọng để phân chia các loại ngân hàng thương mại hiện nay. Cụ thể:
Căn cứ theo hình thức sở hữu
Theo quy định của pháp luật nước ta thì ngân hàng thương mại được chia thành 5 loại hình khác nhau dựa trên hình thức sở hữu:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh với 100% vốn đều thuộc sở hữu của nhà nước
- Ngân hàng thương mại liên doanh nếu nguồn vốn của ngân hàng là do ngân hàng nước ngoài đồng sở hữu với ngân hàng Việt Nam
- Ngân hàng cổ phần khi nguồn vốn được góp bởi các cổ đông hoặc doanh nghiệp
- Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài trong trường hợp toàn bộ vốn để thành lập đều của nước ngoài. Tuy nhiên ngân hàng này lại theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Ngân hàng thương mại chi nhánh nước ngoài nếu như nguồn vốn và pháp luật áp dụng đều của nước ngoài nhưng ngân hàng lại hoạt động ở Việt Nam.
Theo chiến lược kinh doanh được ngân hàng áp dụng
Nếu dựa trên chiến lược kinh doanh được áp dụng trong quá trình hoạt động thì ngân hàng thương mại ở nước ta có thể được chia thành:
- Ngân hàng thương mại bán lẻ: Loại ngân hàng này được thành lập chủ yếu được thành lập nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng là các công ty có quy mô vừa và nhỏ hoặc khách hàng là cá nhân.
- Ngân hàng thương mại bán buôn: Với ngân hàng này, đối tượng khách hàng giao dịch sẽ là các tập đoàn kinh tế, công ty tài chính hoặc các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Ngân hàng thương mại vừa bán lẻ vừa bán buôn: Có đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cả hai đối tượng khách hàng của hai loại nói trên.
Không thể phủ nhận rằng ngân hàng thương mại đã và đang có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà trong suốt nhiều năm qua. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi đặc điểm của ngân hàng thương mại nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu.