Xuất khẩu hàng hóa là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta. Ngày nay, nhờ vào sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa, việc trao đổi lưu thông chúng diễn ra an toàn và thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng để hiểu rõ hơn về quy trình xuất nhập khẩu diễn ra như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết ngay sau đây!
Các bước trong sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa
Bước 1: Chuẩn bị thủ tục xuất khẩu
Hiện nay thủ tục xuất khẩu đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước kia bởi nhà nước ta đang có chính sách khuyến khích chương trình xuất khẩu.
Theo sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa, bước thứ nhất đó chính là tìm mối lấy hàng. Việc lựa chọn phải dựa trên uy tín của mối lấy hàng, sau đó chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng và liên hệ các phương tiện chuyên chở hàng từ Việt Nam sang nước ngoài
Tuy nhiên vẫn cần thiết phải chuẩn bị một bộ chứng từ gồm những loại giấy tờ sau: Bản hợp đồng ký kết của hai bên, Packing list và C/O của Việt Nam, bản Invoice. Tùy vào mỗi mặt hàng khác nhau có thể yêu cầu các bên chuẩn bị thêm một số giấy tờ chẳng hạn tờ khai hàng hóa, giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa,…
Bước 2: Nhận hàng
Đối với hàng hóa phải lưu tại tại cảng hoặc tại kho:
- Nếu tàu là phương tiện vận chuyển thì phải cung cấp bản kê khai các mặt hàng cũng như sơ đồ của hầm tàu để các đơn cán bộ giao nhận, hải quan tiến hành kiểm tra.
- Sau khi đơn vị của cảng cùng các cơ quan liên quan lần lượt kiểm tra hầm tàu, nếu tàu khô, đạt yêu cầu thì sẽ lập biên bản ký kết; ngược lại hầm tàu ẩm ướt và không đạt yêu cầu thì sẽ mời cơ quan giám định để làm việc. Sau khi làm việc xong hai bên mới ký kết giao nhận hàng.
- Hàng sẽ được tháo dỡ bằng cần cẩu của tàu. Sau đó sẽ đưa lên các phương tiện vận chuyển để vận chuyển về kho. Đại diện của tàu cùng cán bộ giao nhận sẽ cùng giám sát cũng như kiểm đếm số lượng hàng, phân loại các mặt hàng. Sau đó đưa hàng lên ô tô và đưa về nhà kho lưu trữ. Hàng trở về kho phải có phiếu vận chuyển. Lưu ý phiếu vận chuyển cần ghi đúng số lượng hàng, do đó bạn nên kiểm tra kỹ.
Đối với hàng hóa được giao trực tiếp cho các chủ cửa hàng:
- Khi hàng đến các cửa hàng thì chủ hàng hóa sẽ mang hóa đơn gốc cùng giấy giới thiệu đến tàu để nhận hàng. Hóa đơn gốc sẽ được tàu giữ lại , đồng thời đưa cho chủ cửa hàng 3 bản D/O. Sau đó chủ hàng tiến hành đóng phí theo quy định rồi nhận biên bản giao nhận.
- Chủ cửa hàng sau đó sẽ phải đến phòng quản lý tàu nộp một bản D/O để tìm vị trí lưu trữ hàng hóa phù hợp. Khi đã tìm xong nơi lưu hàng, chủ hàng phải đến bộ phận kho, nộp cho họ một bản D/O và lấy phiếu xuất kho.
- Cuối cùng, chủ hàng phải đến gặp bộ phận Hải quan để làm thủ tục và nhận hàng về kho. Các bước trên cần được thực hiện theo đúng sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa chi tiết, không được làm ngược lại. Dưới đây là sơ đồ bạn có thể tham khảo;:

Đối với các loại hàng hóa không được lưu tại kho:

- Một số hàng hóa lớn như xi măng, phân bón, than, quặng,… thường chiếm hết diện tích hầm tàu. Do đó, chủ hàng có thể trực tiếp nhận tại tàu mà không cần phải lưu tại kho. Thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.
- Chủ cửa hàng cần hoàn thành những thủ tục với hải quan trước khi nhận hàng. Nhận hàng xong thì chủ hàng và các cán bộ giao nhận sẽ đồng thời ký bản giao nhận, bản xác nhận, phiếu xuất kho và phiếu giao hàng.
Đối với hàng hóa được nhập vào bằng container:
- Hàng hóa là hàng nguyên kiện, nguyên đai: nếu có thông báo nhận hàng, chủ hàng sẽ mang giấy giới thiệu đến tàu để nhận. Sau khi làm thủ tục xong với hải quan thì chủ hàng sẽ phải tới phòng quản lý tàu làm giấy xác nhận và phiếu xuất kho. Chủ hàng cũng có thể đưa container vào kho, tuy nhiên cần trả vỏ của container đúng thời gian quy định để tránh bị phạt.
- Nếu hàng hóa thuộc hàng lẻ thì chủ cửa hàng cần mang hóa đơn gốc đến tàu lấy bản D/O, sau đó chỉ việc nhận hàng theo quy định.
Trên đây là sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa chi tiết, nắm được các bước cơ bản này sẽ giúp bạn hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng nhất. Tuy vậy cần lưu ý nghiên cứu kỹ càng các yếu tố như: thị trường, đối tác, các phương án kinh doanh,… để quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn nhé!