Tất cả các quốc gia ở trên thế giới sẽ được chia ra và xếp vào các nhóm khác nhau với sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước. Đặc biệt thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã có những ảnh hưởng cũng như là tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Chuyển dần nền kinh tế thế giới bước sang một giai đoạn phát triển mới đó là nền kinh tế tri thức.

Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước khác nhau
Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội cũng như là trình độ về phát triển kinh tế. Và được chia thành hai nhóm nước đó là nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Đối với các nước phát triển thì sẽ có được tổng sản phẩm trong nước bình quân theo đầu người (GDP/người) cao cung như đầu tư ra nước ngoài (FDI) rất nhiều. Bên cạnh đó thì tất cả các chỉ số phát triển con người (HDI) đều ở mức cao.
- Còn đối với các nước đang phát triển thì thông thường sẽ có GDP/người khá thấp, nợ nước ngoài nhiều và các chỉ số HDI ở mức thấp.
Trong số tất cả các nhóm nước đang phát triển thì có một số quốc gia cũng như vùng lãnh thổ đã tiến hành trải qua quá trình công nghiệp hoá đất nước và đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng có trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. Những quốc gia này còn được gọi chung là các nước công nghiệp mới (NIC) như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Braxin, Ác-hen-ti-na,….
Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước

Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển thì GDP bình quân theo đầu người có sự chênh lệch rất lớn.
Đối với trong cơ cấu kinh tế thì:
- Các nước phát triển thì khu vực dịch vụ sẽ chiếm một tỉ lệ rất lớn còn nông nghiệp thì sẽ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
- Còn ngược lại đối với các nước đang phát triển thì ngành nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất cao còn dịch vụ, công nghiệp thì thấp hơn rất nhiều.
Các nước phát triển thì sẽ có tuổi thọ trung bình cao hơn so với các nước đang phát triển.
HDI các nước phát triển cũng cao hơn so với các nước đang phát triển. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước có sự khác biệt rất rõ ràng về tất cả mọi mặt.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành diễn ra vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đối với cuộc cách mạng này thì đặc trưng chính là sự xuất hiện và phát triển một cách nhanh chóng công nghệ cao. Những công nghệ này chính là dựa vào những thành tựu của cách mạng khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
Bốn công nghệ trụ cột, có ảnh hưởng, tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội đó là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thay đổi hoàn toàn đến cuộc sống của con người. Cũng như có tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc và làm cho nền kinh tế của thế giới đang chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa vào tri thức, công nghệ cao, kỹ thuật được gọi là nền kinh tế tri thức.
Trên đây là một số chia sẻ về sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước. Hy vọng với chia sẻ của bài viết trên thì bạn sẽ có thêm hiểu biết cũng như các kiến thức mới. Cảm ơn các bạn!