Thực tế có thể thấy trong bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào, nguồn vốn cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, vốn chủ sở hữu bình quân được xem là một số liệu mang nhiều ý nghĩa lớn và thường xuyên được sử dụng. Vậy lợi nhuận dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân được hiểu như thế nào? Lợi nhuận này mang ý nghĩa gì đối với hoạt động của một doanh nghiệp?

Bạn hiểu gì về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân?
Nhiều người vẫn thường bắt gặp cụm từ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân trên các bài báo, trang thông tin về tài chính, kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng có thể hiểu đúng và hiểu sâu về khái niệm cũng như ý nghĩa của lợi nhuận này.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân còn được giới kinh doanh biết đến với tên quốc tế là Return On Average Equity. Cũng chính vì vậy mà loại lợi nhuận trong doanh nghiệp này còn được gọi tắt là ROAE. Đây là một tỷ lệ tài chính được sử dụng nhằm mục đích chính là đo lường kết quả quá trình hoạt động của một công ty.
Chỉ số ROAE mang ý nghĩa gì?
Khi đánh giá sự hoạt động và phát triển của một công ty, doanh nghiệp thì ROEA luôn được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế, một đơn vị kinh doanh có lợi nhuận vốn chủ sở hữu bình quân cao đồng nghĩa với việc đơn vị đó đang tạo ra những sản phẩm tốt, thu về nhiều lợi nhuận từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Không chỉ vậy mà tỷ lệ ROAE còn có thể thể hiện những phương pháp đang được doanh nghiệp áp dụng để tăng khả năng sinh lợi trong hoạt động. Các nhà khẳng định rằng doanh nghiệp phát triển sở hữu ROAE tăng khi năng suất và doanh số tăng chứ không phải do số nợ trong đơn vị tăng cao.

Phương pháp được áp dụng để tính ROAE của một doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận vốn chủ sở bình quân hữu mang nhiều ý nghĩa quan trọng với một doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Vì vậy, không chỉ các chuyên gia đánh giá mà cả những nhà đầu tư trước khi quyết định góp vốn cũng đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ này. Vậy, làm cách nào để tính giá trị ROAE một cách nhanh chóng?
Ngay từ cái tên đã cho thấy tỷ lệ tài chính này được tính bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Về cơ bản thì ROAE thường thể hiện hiệu suất của một doanh nghiệp trong thời hạn nhất định, thường là một năm tài chính. Do đó mà tử số trong công thức tính ROAE sẽ là thu nhập ròng, phần mẫu số là kết quả trung bình cộng của giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào 2 thời điểm: đầu và cuối năm tài chính.
ROAE có gì khác so với ROE

Trên thực tế, rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa ROAE và ROE. ROE là từ viết tắt của thuật ngữ kinh tế “Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”. Khác với ROAE, vốn chủ sở hữu được dùng để tính tỷ lệ ROE là giá trị kết thúc vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Giá trị này có thể là doanh số thu được ở phút chót nhờ bán cổ phiếu. Vì vậy mà theo các chuyên gia thì lợi nhuận thực tế trong khoảng thời gian nhất định của một doanh nghiệp được thể hiện qua tỷ lệ ROE có độ chính xác không cao.
So với ROE thì tỷ lệ ROAE được đánh giá là có nhiều ưu điểm và đáng tin cậy hơn hẳn. Đặc biệt là với những doanh nghiệp có chênh lệch lớn về giá trị vốn chủ sở hữu giữa các thời điểm đầu và cuối năm tài chính thì lợi nhuận được tính trên vốn chủ sở hữu bình quân sẽ được phản ánh chính xác hơn. Đây cũng chính là lý do mà loại lợi nhuận này ngày càng được ưu tiên sử dụng trong kinh doanh.
Với những người làm kinh doanh thì lợi nhuận được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn thì việc tính lợi nhuận hàng năm lại càng trở nên cần thiết hơn hết. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân.