Vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200 được đánh giá là một trong những vấn đề được cộng đồng quan tâm. Dưới đây tôi sẽ cung cấp thông tin về vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200. Sau đó bạn có thể đưa ra những giải pháp hữu ích khi vốn hóa lãi vay.
Chúng ta cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Thông tin về vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200
Vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200/2014/TT-BTC có quy chế về việc xác định chi phí lãi vay. Theo đó chi phí lãi vay sẽ được vốn hóa khi tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Và vốn hóa lãi vay được thực hiện trong một số trường hợp sau. Thứ nhất là đối với khoản vay để phục vụ xây dựng TSCĐ, BĐSĐT. Lãi vay sẽ được vốn hóa ngay cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng. Tiếp theo là nhà thầu không vốn hóa lãi vay nhằm phục vụ thi công cũng như xây dựng công trình. Và kể cả đó là trường hợp đối với những khoản vay riêng.

Theo quy định từ thông tư 200/2014/TT-BTC đã đồng thuận và thông qua vốn hóa lãi vay vào giá trị tài sản. Kể cả khi TSCĐ có thời gian xây dựng là dưới 12 tháng. Bên cạnh đó thì thông tư này không chấp nhận nhà thầu vốn hóa lãi đi vay. Đó là khi xây dựng tài sản cũng như công trình cho khách hàng. Tuy nhiên thì cũng cần phải xem xét một số ý kiến chẳng hạn như:
- Nhà thầu hoặc doanh nghiệp xây lắp chỉ đóng vai trò là người đi làm thuê và nhận lương. Kinh phí lãi vay để tiến hành xây dựng cho công trình chính là chi phí về tài chính, chi phí của nhà thầu khi tiến hành xây dựng. Vậy nên không được phép vốn hóa nó vào giá trị tài sản cũng như công trình xây dựng của khách hàng.
- Đối với vấn đề vốn hóa lãi vay các tài sản dở dang thì cần thời gian để tuân thủ. Tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc cũng như nguyên tắc phù hợp. Còn đối với việc thanh toán thì theo tiến độ kế hoạch. Bên cạnh đó cũng có thể theo khối lượng thực hiện. Do đó mà không cần thiết phải vốn hóa lãi vay…
Một số lưu ý khi vốn hóa chi phí lãi vay

Ở phần trên tôi đã thông tin về vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi vốn hóa chi phí lãi vay:
- Mức chi phí khi bạn đi vay có mối quan hệ trực tiếp với việc đầu tư xây dựng. Hoặc là việc sản xuất tài sản dở dang trên mức 12 tháng. Mức phí này sẽ được vốn hóa và tính vào trong giá trị của tài sản. Còn đối với khoản vay riêng để phục vụ cho việc xây dựng tài sản hay bất động sản. Thì khi đó lãi vay sẽ được vốn hóa kể cả lúc thời gian xây dựng dưới 12 tháng.
- Còn đối với trường hợp đi vay riêng biệt. Thì chi phí vay đáp ứng đủ tất cả điều kiện vốn hóa sẽ được xác định mức phí đi vay thực tế. Nó phát sinh từ những khoản vay trừ các khoản thu nhập có sự phát sinh. Sự phát sinh đó từ những hoạt động đầu tư theo cách tạm thời.
- Lưu ý tiếp theo đó là đối với khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động đầu tư tạm thời. Thì trong lúc chờ đợi để được sử dụng và mục đích thì phải được ghi giảm trừ vào chi phí vay phát sinh.
- Lưu ý đối với trường hợp phát sinh những khoản vay chung. Thì khi đó chi phí vay đáp ứng được đủ điều kiện vốn hóa sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ vốn hóa với chi phí lũy kế bình quân. Phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc là sản xuất loại tài sản đó.
- Một lưu ý mà bạn cũng không nên bỏ qua đó chính là phần lãi vay được vốn hóa dựa vào chi phí hay lãi vay đang phát sinh. Hoặc có thể là chuẩn bị đưa tài sản còn đang tiến hành vào sử dụng. Vấn đề vốn hóa lãi vay sẽ được chấm dứt hoàn toàn. Đó là khi những hoạt động thiết yếu để chuẩn bị đưa tài sản còn đang tiến hành vào sử dụng đã được hoàn thành.
- Lưu ý cuối cùng đó là nhà thầu thi công sẽ không được vốn hóa lãi vay để thực hiện việc thi công riêng. Hoặc là xây dựng công trình, tài sản cho các khách hàng. Kể cả đối với trường hợp có khoản vay riêng.
Lời kết
Trên đây là bài viết thông tin về vốn hóa chi phí lãi vay theo thông tư 200. Hy vọng những chia sẻ này sẽ góp phần giúp bạn giải quyết những vấn đề của lãi vay. Và đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi để cập nhật những kiến thức hay ho khác.